Ngân hàng có còn là kênh gửi tiền AN TOÀN như nhiều người vẫn nghĩ?
Trong khoảng 3 năm trở lại đây xã hội đang chứng kiến nhiều những vụ án khủng khiếp liên quan đến ngân hàng, có những vụ việc làm thất thoát cả tỉ VND. Điều này không chỉ làm thiệt hại tiền và của của ngân hàng nhà nước mà đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các cá nhân. Có những khách hàng chỉ sau một đêm thức dậy 100% tiền trong tài khoản đã bị rút một cách trắng trợn và ngân hàng không có lời giải thích. Vậy câu chuyện đặt ra ngân hàng có còn AN TOÀN như nhiều người vẫn nghĩ?
Trong vài năm gần đây những vụ “lùm xùm” về giới tài chính đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng đã tăng lên chóng mặt, do đó niềm tin của khách hàng về kênh tiết kiệm này đã không còn được công nhận như nhiều năm về trước. Thực chất ngân hàng đã KHÔNG CÒN LÀ NƠI ĐỂ TIỀN AN TOÀN NHẤT bởi vô vàn những lý do mà lý do quan trọng nhất đó là tính chất bảo mật của ngân hàng, nhân viên ngân hàng nổi lòng tham, các lãnh đạo tham ô…
Điểm lại một câu chuyện tiền “BỐC HƠI” khiến nhiều khách hàng phải điêu đứng trong hàng trăm câu chuyện để cùng phân tích vấn đề:
Ngày 6/1/2016 bà Nguyễn Bạch Mai trú tại Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội đã có đơn khiếu nại đến cơ quan công an vì không trực tiếp thực hiện giao dịch rút nhưng gần 9 tỷ đồng tiền gửi của bà Mai tại Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) bỗng dưng “bốc hơi”.
Ban đầu khoản tiền này được gửi dưới hình thức sổ tiết kiệm, nhưng sau một thời gian gửi tại đây nhân viên ngân hàng, mà trực tiếp là bà Nguyễn Thị Thu Hà – nguyên Trưởng phòng giao dịch tư vấn, nên bà đã chuyển sang hình thức gửi bảo lãnh ngân hàng dành cho khách VIP với mức lãi suất 13% một năm.
Được trực tiếp lãnh đạo Phòng giao dịch tư vấn và khẳng định gửi dưới hình thức bảo lãnh thì khi rút, chỉ cần báo trước một số ngày nên bà Mai đã đồng ý chuyển hình thức gửi tiền. Hằng tháng, Phòng giao dịch 14 đều chuyển cho bà Mai bảng kê tiền gửi và tính lãi. “Thấy bảng kê có chữ ký của lãnh đạo Phòng giao dịch và dấu đỏ của ngân hàng nên tôi yên tâm, tin tưởng hoàn toàn nên vẫn gửi tiền tại đó”. Sự việc nảy sinh khi giữa năm 2016, bà Mai cần tiền hoàn thiện căn nhà đang xây nên đã liên lạc với phía ngân hàng để tất toán số tiền đã gửi. Theo quy định, khách hàng muốn rút số tiền lớn thì phải báo trước, nên bà Mai đã liên lạc với lãnh đạo Phòng giao dịch số 14 là bà Hà thông báo.
Tuy nhiên ngân hàng lại đáp trả với khách hàng như sau trong đơn phúc đáp gửi bà Mai sau khi nhận được khiếu nại, NCB cho biết qua xác minh ban đầu, trong khoảng thời gian gửi tiền tại NCB (2012 – 2015), bà Mai đã có tổng cộng 17 lần thực hiện gửi, rút tiền tại ngân hàng với đầy đủ chứng từ có chữ ký của bà và được thực hiện theo đúng quy trình.
Riêng các chứng từ giao dịch như bảng kê tiền gửi có đóng dấu ngân hàng giữa bà Mai và bà Hà là các chứng từ không có trong sản phẩm và mẫu biểu của NCB. “Việc đóng dấu này được thực hiện khi kiểm soát viên đi ra ngoài và bàn giao con dấu lại cho trưởng đơn vị”, đại diện NCB cho biết.
Phía ngân hàng nhận thấy bảng kê tiền gửi do bà Hà cung cấp thiếu một số thông tin như: mã số khách hàng, số CMT, địa chỉ, không có người thu tiền, người nộp tiền, người lập biểu… Ngoài ra, tại thời điểm bà Hà lập bảng kê tiền gửi, NCB không có sản phẩm bảo lãnh này cũng như bất cứ sản phẩm huy động nào có mức lãi suất 13% một năm như thể hiện trên bảng kê.
Qua kiểm tra, ngân hàng cho rằng bà Hà đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình ký, đóng dấu trên các tờ bảng kê tiền gửi. Giấy này do bà Hà tự lập ra, không thuộc mẫu biểu, chứng chỉ do ngân hàng cung cấp, không tuân thủ theo mẫu quy định của ngân hàng. “Các quy định, quy trình, biểu mẫu sản phẩm của NCB đều không có mẫu biểu này”, phía ngân hàng khẳng định.
Hiện người trực tiếp liên quan tới vụ việc này là bà Nguyễn Thị Thu Hà, nguyên Trưởng phòng giao dịch số 14 đã xin nghỉ việc tại NCB từ tháng 9/2016 vì lý do cá nhân. Ngân hàng NCB đã 3 lần gửi giấy mời bà Thu Hà đến trụ sở để làm rõ các nội dung liên quan nhưng bà Hà đều thoái thác với lý do bận công tác, ốm… (Theo Vnexpress).
Đây chỉ là một trong hàng trăm những câu chuyện “tiền bốc hơi” của khách hàng tại ngân hàng. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng chỉ cần một nhân viên ngân hàng nổi lòng tham thì số tiền của khách hàng có thể mất bất cứ lúc nào. Nhưng quan trọng hơn đó là cách giải quyết của ngân hàng đối với những khách hàng đều không thỏa đáng, hầu hết trong số họ đều cho rằng ngân hàng khá tắc trách khi đổ 100% lỗi cho những kẻ tham ô.
Chưa kể đến, lợi tức ở ngân hàng cũng không thực sự hiệu quả, % lãi suất thực tế chỉ đủ để nhà đầu tư bù lạm phát và trượt giá, thay vào đó khách hàng nên tìm kiếm một kênh đầu tư hiệu quả để dòng tiền và lãi vốn được đảm bảo.
Qua câu chuyện trên chúng ta có thể thấy rằng đến thời điểm hiện tại ngân hàng đã không còn là một kênh tiết kiệm thực sự AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ cho khách hàng, đặc biệt với những khách hàng với số tiền lớn.
ĐĂNG KÝ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:
Nguồn: http://vinpearlnamhoianvillas.vn